RSS

6 thói quen nghe tiếng Anh thất bại và cách khắc phục – phần 1

Trong đề thi TOEIC phần Listening chiếm 50% số điểm của chúng ta, và thường mọi người sẽ sợ kĩ năng này hơn Reading mặc dù đây là phần có thể nâng số điểm TOEIC của mình lên. Bạn có tự hỏi tại sao dù đã cố gắng và chăm chỉ để nghe tiếng Anh mà vẫn cứ như vịt nghe sấm, không có bất kì một tiến triển nào? Làm thế nào để luyện thi Toeic hiệu quả nhất là với kĩ năng nghe?

Trước khi trả lời câu hỏi đó, hãy xem bạn có mắc phải thói quen nào trong 6 thói quen thất bại hàng đầu trong nghe tiếng Anh của đa số mọi người hay không nhé.

1. CỐ GẮNG DỊCH SANG TIẾNG VIỆT KHI NGHE TIẾNG ANH

Đây là một thói quen sai lầm nhưng cực kỳ phổ biến trong việc Nghe Tiếng Anh. Khi nghe Tiếng Anh, rất nhiều người cố gắng dịch thông điệp vừa được nghe sang tiếng Việt với lý lẽ là “để có thể hiểu được”. Tuy nhiên, càng cố gắng dịch sang tiếng Việt thì càng không thể hiểu được những gì đang được nói.

Việc dịch thuật là 1 quá trình phức tạp, đòi hỏi sự thông thạo cả 2 ngôn ngữ, và sự nhanh nhạy trong việc xử lý và ghi nhớ thông tin, thường thì để có thể dịch được tức thời những từ, những câu vừa nghe đòi hỏi người dịch phải có trình đồ tiếng anh lẫn tiếng việt rất cao, đồng thời phải thực hành dịch rất nhiều văn bản trước đó.

Cho nên, việc cố gắng dịch sang tiếng Việt khi nghe Tiếng Anh để “hiểu” là phương pháp học hết sức sai, hoàn toàn sai.

Thông tin đến từ việc nghe là liên tục, trong khi việc dịch đòi hỏi 1 “độ trễ” trong việc tiếp nhận – xử lý thông tin – và trả về kết quả, cho nên sẽ dẫn đến hệ quả là đang cố gắng dịch 1 câu, băng đã đọc đến câu thứ 10.

dịch sang tiếng việt khi nghe tiếng anh
Dịch thuật là 1 quá trình xử lý thông tin phức tạp của não bộ

Thay vào đó, hãy giữ đầu óc bạn “dại khờ” hết mức, tưởng tượng bạn là 1 đứa bé,  không hề biết tiếng Việt và tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên bạn tiếp xúc. Từ nào nghe hiểu được trực tiếp thì hiểu, không hiểu được thì đừng cố gắng dịch mà hãy làm quen với cách người ta đọc.

Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này, chỉ cần tự biết nhắc nhở bản thân mình mỗi khi nghe. Hãy thử nghe mà không cố gắng dịch ra Tiếng Việt, bảo đảm bạn sẽ không cảm thấy “lạc” trong các bài nghe, và chắc chắn sẽ hiểu nhiều hơn.

a. Một cách để loại bỏ triệt để thói quen này là tập “tư duy bằng tiếng Anh”.

Nghe có vẻ rất khó nhưng đây hoàn toàn là 1 việc bạn có thể quyết định và quyết tâm để có thể làm được, và bạn phải làm nó lý tưởng là ngay lúc bắt đầu học Tiếng Anh, càng bắt đầu sớm, càng dễ hình thành thói quen “tư duy bằng tiếng anh”.

Nếu bạn đã học tiếng Anh lâu năm mà vẫn đang có thói quen “dịch mọi thứ tiếng Anh sang tiếng Việt” thì cần phải hạ quyết tâm bỏ ngay bây giờ, thà trễ còn hơn không.

tư duy bằng tiếng anh
Hãy tư duy bằng tiếng Anh!

Tư duy bằng Tiếng Anh sẽ kích thích việc sử dụng vốn từ, biến các vốn từ thụ động thành các vốn từ chủ động.

Nói một cách nôm na, vốn từ thụ động là tập hợp các từ bạn “biết”, và có thể nhận ra trong các đoạn văn, đoạn hội thoại, tuy nhiên chúng chưa đủ mạnh để bạn có thể sự dụng 1 cách tự nhiên.

Trong khi đó, vốn từ chủ động là vốn từ bạn có thể sẵn sàng “truy xuất” và sử dụng để viết, nói mà không gặp khó khăn gì trong việc nghi nhớ.

Việc tư duy bằng tiếng Anh sẽ khiến cho quá trình chuyển từ vốn từ thụ động chuyển sang vốn từ chủ động một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, tư đuy bằng tiếng Anh còn giúp cho chúng ta ôn lại và ứng dụng những từ vựng vừa học 1 cách tốt nhất!

Thử thách cho bạn: truy cập trang http://english.thesaigontimes.vn/, đọc 1 bài báo bất kì, liệt kê ra 5 từ vựng bạn nghĩ là vốn từ chủ động của mình, và 10 từ vựng bạn nghĩ là vốn từ thụ động của mình

Tư duy bằng Tiếng Anh còn giúp bạn ra quyết định tốt hơn. Thật đấy, bạn không đọc lầm đâu, chính xác là ra quyết định tốt hơn đấy.

Theo như 1 nghiên cứu của các nhà tâm lý học Đại học Chicago về cách mà ngôn ngữ tác động đến khả năng suy luận chỉ ra rằng “Khi người ta sử dụng 1 ngôn ngữ ngước ngoài, quyêt định của họ sẽ có xu hướng ít bị tác động bởi thành kiến hơn, tư duy phân tích, hệ thống nhiều hơn, bởi vì ngoại ngữ tạo ra cái gọi là khoảng cách tâm lý.

Những thành kiến chủ quan là nguồn gốc của các phản ứng cảm xúc, tư duy bằng ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta cách ly khỏi những cảm xúc đó và quyết định 1 cách lý trí và kinh tế hơn.

Một mẹo vặt dành cho bạn khiến bạn yêu việc tư duy bằng tiếng Anh đây, lần tới khi bạn muốn mua 1 thứ gì đó, để xác định xem mình có thật sự cần hay không, hay chỉ là cảm xúc nhất thời, hãy chuyển qua việc suy nghĩ bằng Tiếng Anh, sẽ giúp cho bạn có 1 quyết định sáng suốt hơn.

tư duy bằng tiếng Anh giúp suy luận tốt hơn
Tư duy bằng tiếng Anh giúp suy luận tốt hơn

b. Làm sao tôi có thể tư duy bằng Tiếng Anh?

Sau đây là 1 số kinh nghiệm thực tế từ bản thân tôi để giúp các bạn có thể bắt đầu chuyển từ tư duy “dịch” sang tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Kinh nghiệm 1. Ý thức được việc bạn phải tư duy bằng tiếng Anh thay vì tư duy bằng Tiếng việt rồi dịch ra tiếng Anh

Tất cả thay đổi từ trong suy nghĩ. Bạn phải nghĩ rằng mình có thể suy nghĩ được bằng Tiếng Anh, và mỗi khi bất kì 1 suy nghĩ, hoặc 1 giọng nói trong đầu bạn cố gắng dịch, ví dụ như : ”I want to eat banana” thành “tôi muốn ăn chuối”, bạn hãy cố gắng không cho chế độ dịch trong đầu bạn hoạt động.

“I want to eat banana” , it’s the combination between the action of eating and the banana”, just English only in your mind!

4 - Bananas
I want to eat banana

 

Kinh nghiệm 2. Cố gắng miêu tả mọi thứ xung quanh bạn bằng tiếng anh

Để bắt đầu, đơn giản là cố gắng nhìn mọi thứ xung quanh bạn bằng từ tiếng Anh. Hãy thử những ví dụ sau: Try these examples:

5 -bike
Bike! Just a bike – not like this: Xe đạp –>à bike
Table
Table
Pen
Pen
Book
Book
Dog
Dog

Kinh nghiệm 3. Dùng từ điển Anh Anh để học định nghĩa bằng tiếng Anh

Khi thường xuyên sử dụng từ điển Anh Anh tra từ sẽ khiến khả năng tư duy bằng Tiếng Anh của bạn được nâng lên 1 cách đáng kể. 

Khác với từ điển Anh – Việt, nghĩa của 1 từ đơn giản chỉ là 1 từ tương đương bằng Tiếng Việt, với từ điển Anh – Anh, nghĩa của 1 từ sẽ được diễn tả hoàn toàn bằng 1 câu tiếng Anh, một số từ đồng nghĩa, các ví dụ thực tế,  và các bạn sẽ học được rất nhiều từ chính từ điển, chứ không chỉ là 1 công cụ chuyển đổi nghĩa.

11 - eat vi
Từ “eat” khi tra từ điển tiếng Việt

 

11 - eat eng
Từ “eat” khi tra từ điển tiếng Anh

Từ điển Tiếng Anh có chất lượng cao, được cập nhật liên tục

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, cho nên các bộ từ điển Anh Anh dùng cho người học luôn luôn được các nhà xuất bản chăm chút, cập nhật thường xuyên.

Điều tuyệt vời là chỉ với internet, bạn có thể tiếp cận hầu hết các từ điển Anh – Anh tốt nhất trên thế giới. Sau đây là 1 số bộ từ điển mà tôi thường xuyên sử dụng nhất:

Từ điển Oxford

Oxford Dictionary Online
Đây là phiên bản web của bộ từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionaries (OALD) nổi tiếng nhất, được hàng triệu người học Tiếng Anh trên thế giới biết đến và sử dụng. OALD xuất bản lần đầu tiên năm 1948, đến nay đã trải qua 9 lần cập nhật và tái bản. Ấn bản thứ chín xuất bản ngày 19 tháng 1 năm 2015.

Từ điển Cambridge

13 - Cambridge Dictionary online
http://dictionary.cambridge.org/

www.thesaurus.com/

14 - therasus
Từ điển các từ đồng nghĩa, trái nghĩa

 

http://www.thefreedictionary.com/

15 - the free dictionary
Đây là trang tổng hợp nhiều nguồn từ điển

Nhiều từ không thể dịch được ra tiếng Việt, bao gồm các thành ngữ hoặc cụm động từ

Khi sử dụng từ điển Tiếng Việt, nhiều lúc bạn sẽ không tra được những từ mình cần, hoặc là nghĩa không chính xác so với ngữ cảnh, hoặc không biết những từ nào sẽ dung trong hoàn cảnh nào hoặc những từ đó hay đi cùng với từ nào (collocation).

Đặc biệt với những thành ngữ (idiom), hoặc cụm động từ (phrasal verb), bắt buộc bạn cần phải sử dụng từ điển anh anh để có được những kết quả chính xác nhất.

16 - selfie
Bạn sẽ không tìm thấy từ Selfie trong từ điển tiếng Việt đâu

Từ điển dùng để tra các thành ngữ: http://idioms.thefreedictionary.com/

16 - idiom dictionary

 

Kinh nghiệm 4. Tạo những câu hội thoại ngắn bằng tiếng Anh trực tiếp trong đầu

Tiếp theo để não bộ của bạn làm quen với việc tư duy bằng tiếng Anh, bạn cần phải tạo thành những câu  thoại ngắn bằng tiếng Anh ngay trực tiếp trong đầu. Bắt đầu bằng những câu hội ngắn và những từ bạn quen thuộc, đảm bảo bạn phải hình dung được âm thanh ngay trong đầu mình.

17 - brush teeth
What are they doing? You think in your mind: “They are ……………… brushing their ………..” Make sure you know how to spell it correctly in your mind.
18- she is sexy
She …. is so …..

Nếu bạn thấy mình vẫn còn suy nghĩ bằng tiếng Việt sau đó dịch sang tiếng Anh thì đừng lo lắng, đó là điều bình thường. Bạn đã tư duy bằng tiếng Việt hàng chục năm nay, không dễ dàng để có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Nhưng đảm bảo rằng bạn ý thức được rằng “Muốn giỏi Tiếng Anh, tôi nhất định phải biết cách tư duy bằng Tiếng Anh và loại bỏ tư duy dịch thuật từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh”, và phải thực hành tư duy bằng Tiếng Anh hằng ngày, càng sớm càng tốt.

Bắt đầu từ những từ đơn giản, sau đó là câu thoại đơn giản từ 3 đến 7 từ 1 câu. Sau đó khi đã thoải mái tư duy bằng tiếng Anh với những câu thoại ngắn, hãy chuyển sang nghĩ về 2 – 3 câu 1 lúc.

 

Kinh nghiệm 5. Lầm bầm với bản thân và nói chuyện với bản thân bằng tiếng anh trước gương

Có 1 việc bạn cần phải kết hợp với việc tạo những câu hội thoại bằng tiếng Anh trực tiếng trong đầu để đẩy nhanh chóng mặt việc thành thạo trong tư duy bằng tiếng Anh đó là: chuyển những câu thoại đó trực tiếp thành lời nói thành tiếng. Điều này giúp ích rất nhiều cho phản xạ nói.

Một trong những cách nghe có vẻ điên một chút nhưng thật sự có hiệu quả đó chính là “tự lầm bầm bằng tiếng Anh và nói chuyện với bản thân bằng tiếng Anh trước gương”. Chắc hẵng sẽ có bạn thôt lên:”Trời, thôi nào, tôi có bị điên đâu cơ chứ”, mặc kệ người ta nói, tui điên mà tui giỏi tiếng Anh thì cũng được thôi.

Có rất nhiều cách để bạn luyện tập điều này, trong bài trước về những điều chưa hề biết về nghe tiếng Anh, tôi đã giới thiệu kỹ thuật neo thói quen. Khi bạn muốn lập thành 1 thói quen gì mới, lý tưởng là neo nó với 1 thói quen đã có sẵn của bạn.

19 - talk to the mirror
Bạn có dám tự nói tiếng Anh trước gương không?

Một ví dụ thực tế nhất, hằng ngày ai chẳng phải soi gương (trừ 1 số trường hợp đặc biệt hoặc … cá biệt), khi soi gương, bạn hãy tập điều này. Tự tư duy về mình và nói trước gương 1 điều gì đó: Today is the best day ever; I’m so handsome; I’m sexy; Holly S**, I’m gaining weight again …

Điều này rất dễ, đòi hỏi chỉ cần 5’ mỗi ngày, nếu thật sự luyện tập nghiêm túc, tôi đảm bảo bạn sẽ thấy ngay kết quả từ tuần thứ 5, và cần thêm 3 tuần nữa để đạt mốc 66 ngày để một hành động chuyển thành 1 thói quen.

2. CỐ GẮNG NGHE HIỂU TẤT CẢ MỌI TỪ

Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn đến một nơi ồn ào, một bữa tiệc chẳng hạn, xung quanh mọi người đang ca hát, lắc lư theo điệu nhạc, bạn gặp 1 người quen, hai người bắt đầu trò chuyện, một cách hét vào tai nhau vì xung quanh rất ồn ào và nhiều âm thanh.

Bạn có nghe hết được từng từng từ người bạn mình nói hay không? Chắc chắn là không! Nhưng bạn có hiểu và vẫn có thể tiếp tục trò chuyện với bạn mình không?

Tôi chắc là có! Đó là vì trong tiếng Việt, bạn có khả năng xác định được thông tin nào là quan trọng trong một câu và chỉ hiểu chính những thông tin đó là đã có khả năng hiểu toàn bộ câu thoại. Điều bạn cần làm là thích nghi khả năng đó qua Tiếng Anh.

Hãy nhìn vào câu sau: xyz weather xy xyza hot xzxy xaxa, I xyxz definitely xy xy xyz swimming xyzx.

Bạn có hiểu không? Chắc chắn bạn không biết hết các từ bị che lại, nhưng bạn sẽ hiểu câu thoại qua những từ như: weather, hot, I, definitely, go, swimming, những từ trên chỉ chiếm 31% trong câu.

Tương tự như vậy, trong khi nghe Tiếng Anh bạn không cần phải nghe và hiểu hết 100% mọi từ được nói ra mà vẫn có thể hiểu ý nghĩa của câu.

Đặc biệt, khi nghe tiếng Anh từ người bản xứ, tuy lúc đầu bạn có thể cảm thấy họ nói rất nhanh, tuy nhiên, họ chỉ nói nhanh NHỮNG TỪ KHÔNG CẦN THIẾT, những từ cần thiết để cấu thành ý chính cho câu sẽ được nhấn, đọc to và rõ hơn những từ khác.

Lần tiếp theo bạn nghe tiếng Anh, hãy thử để ý xem có phải như vậy không nhé!

20 - understand all
Đừng cố gắng nghe hiểu hết tất cả mọi từ nhé

Khi cố gắng nghe hết hoàn toàn 100% các từ được nói, não bộ sẽ cảm thấy “ức chế”, áp lực và mệt mỏi khi phải xử lý quá nhiều thông tin.

Ngoài ra việc cố gắng hết tất cả các từ còn dẫn đến việc mà tôi rất hay nghe các bạn học tiếng Anh cùng với mình phàn nàn “Tao đang cố gắng hiểu câu trước, thì nó đã đọc mẹ nó tới câu sau”.

Chuẩn luôn! Khi quá tập trung vào từng từ từng từ, bạn đã bỏ qua cơ hội để hiểu các ý chính, hoặc là những ý bổ trợ sắp được nói phía sau, chính những ý này sẽ giải thích cho những từ, những đoạn mà các bạn không hiểu từ đầu.

Mẹo dành cho bạn: khi nghe nếu không hiểu 1 từ, hoặc câu gì, đừng tiếc nuối, bỏ qua luôn, nghe tiếp, những đoạn phía sau phần nào sẽ lập lại, hoặc lý giải cho những gì bạn không hiểu.

3. KHÔNG BỔ SUNG TỪ VỰNG

Thiếu từ vựng là 1 trong những vấn đề khiến cho bạn không thể nghe hiểu Tiếng Anh. Khi nghèo vốn từ vựng, dù bạn có nghe nhiều đến đâu, chăm chỉ đến đâu, khả năng nghe tiếng Anh của bạn vẫn không thể hoàn thiện 1 cách tốt nhất được.

Ở bài Những điều chưa hề biết về nghe Tiếng Anh, tôi đã sử dụng hình ảnh việc đứa bé trước khi nói được từ đầu tiên, đã phải trải qua từ 18 đến 36 tháng chi để nghe. Trong suốt 18 đến 36 tháng này, các bé liên tục được làm quen với các âm thanh, các âm này cần thiết để các bé bắt chước để nói. Các bé nghe rất nhiều trong 1 thời gian dài, và cũng bập bẹ những từ vô nghĩa trong 1 thời gian, nhưng những từ đầu tiên có nghĩa các bé nói là gì?

Thông thường đó là từ bố, mẹ, hoặc bà, ông. Có phải rằng trước khi bé nói được từ này, bố mẹ đều phải làm động tác “Con ơi, bố đây nè, bố đây nè”, hoặc “Bi ơi, mẹ đang cho bi ăn kìa (chỉ mẹ)”, “Tí ơi, bố đi làm kìa con (Chỉ bố)”, đó chính là hình thứ sơ khai nhất để bé học từ vựng, khi đã quen được âm (cách nói bố, mẹ, …) và đã hiểu được nghĩa của âm đó (biết ai là bố, ai là mẹ) thì bé mới sử dụng được các từ đó.

21 - baby speak

Tương tự như vậy, việc nghe tiếng Anh để quen với các âm, biết cách phân biệt các âm đó và việc bổ sung từ vựng, để biết nghĩa của từ, nhận diện được các từ, biết được các phát âm phải diễn ra song song và liên tục.

Theo tôi nhận thấy, thường thì chúng ta hay học từ vựng tiếng anh một cách “chay”, có nghĩa là học thuộc lòng nghĩa của từng từ mà hiếm khi đưa vào sử dụng.

Từ vựng nhất thiết không được học chay, mà cần thiết phải đi chung với một kỹ năng nào đó để có thể chuyển từ vốn tự thụ động thành vốn từ chủ động, lý tưởng nhất là sử dụng cả 4 kỹ năng. Cách tôi từng dùng để xây dựng vốn từ cho bản thân:

  • Nghe 1 đoạn hội thoại,
  • Cố gắng tìm ra những những từ không biết,
  • Tra nghĩa bằng từ điển Anh – Anh,
  • Ghi lại sau đó nghe lại.

Tiếp đó, dùng những từ vừa học được tự tư duy thành 1 câu hội thoại ngắn trực tiếp bằng tiếng Anh, cuối cùng tự lầm bầm hoặc nói to ra câu hội thoại vừa hình dung. Bằng cách trên, việc học từ vựng của bạn đã tương tác cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Có nhiều người bạn hỏi tôi: “Thế tao cần học bao nhiều từ tiếng Anh?”

Susie Dent, nhà soạn thảo và chuyên gia về từ điển chỉ ra rằng, vốn từ vựng chủ động của một người bản xứ trưởng thành nói Tiếng Anh là vào khoảng 20,000 từ, và vốn từ vựng thụ đồng tầm 40,000 từ. Khoan đã, đừng có vội hoảng hốt, phần thú vị còn ở phía sau nè.

Mặc dù một người bản xứ trưởng thành nói tiếng Anh có 20,000 từ trong vốn từ vựng chủ động, nhưng theo như ấn bản Reading Teacher Book of lists cho rằng trong số những từ tiếng Anh thường dùng nhất:

  • 25 từ đầu tiên đáp ứng 33% nhu cầu từ để viết mỗi ngày,
  • 100 từ đầu tiên có thể đáp ứng được 50% nhu cầu vốn từ dùng để viết của cả người lớn lẫn học sinh,
  • 1000 từ đầu tiên đã đáp ứng được tới 89% nhu cầu vốn từ để viết và giao tiếp cơ bản
  • Và cuối cùng, 3000 từ phổ biết sẽ đáp ứng 95% mọi nhu cầu nghe, nói, đọc, viết thông thường.

“Thật không thể tin nổi”, quá thú vị phải không. Còn 1 điều nữa, thú vị không kém, theo như nghiên cứu của Liu Na and Nation (1985) thì 3000 từ là số lượng từ cần thiết để chúng ta có thể học và đoán từ không biết từ ngữ cảnh 1 cách hiệu quả.

Điều đó nghĩa là với 3000 từ lận lưng, gần như bạn không cần phải học thêm những từ khác nữa nếu bạn không muốn mà vẫn có thể hiểu được trọn vẹn các thông điệp. Thật tuyệt vời!

Vẫn chưa thuyết phục được bạn ư? Minh chứng sau đây sẽ làm bạn há hốc mồm ra đấy. Bạn nghĩ phải cần bao nhiêu từ để viết được một cuốn sách? Hãy đoán đi, cho tôi 1 số trong đầu đi. Xong chưa? Hãy kéo xuống để đọc tiếp.

22 words
Bạn nghĩ phải cần bao nhiêu từ để viết được một cuốn sách?

Giáo sư Seuss nhà văn và nhà làm phim hoạt hình cực kì nổi tiếng của Mỹ, các bạn có thể đã biết về ông qua phim Chú voi Horton và những người bạn được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên.

Sau khi hoàn thành quyển sách Hat in a hat – chú mèo trong cái nón với chỉ 225 từ khác nhau, giáo sư Seuss bị chủ nhà xuất bản của mình là Bennett Cerf rằng giáo sư không thể viết một quyển sách khác với lượng từ ít hơn nữa.

Và kết quả là, tác phẩm “Green Eggs and Ham” đã ra đời chỉ sử dụng vỏn vẻn 50 từ tiếng Anh khác nhau.

Đừng sửng sốt, tôi cũng cảm thấy sửng sốt như bạn khi tìm tư liệu viết bài này. Tôi chắc chắn rằng bạn biết nhiều hơn 50 từ tiếng Anh khác nhau đấy!

23 - greeen eggs ham
Quyền sách này dùng có 50 từ tiếng Anh khác nhau để viết lên thôi đấy!

 

Oh, 3000 từ, rồi thì sao nữa?

Đọc đến đây thì bạn chắc đã ý thức được tầm quan trọng của việc học từ vựng để phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh của mình cũng như có 1 con số rõ ràng để xây dựng vốn từ của mình. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: “tôi sẽ học 3000 từ nào đây”, “Và học như thế nào là hiệu quả nhất”

Học thế nào?

Hãy cùng làm toán với tôi nào! 3000 từ, chia ra 5 từ mỗi ngày, mỗi ngày học 5 từ và ôn lại kỹ càng bằng phương pháp học từ tổng hợp 4 kỹ năng như tôi đã giới thiệu ở trên, sẽ mất khoảng 1 tiếng, tổng cộng 600 ngày, tương đương 1 năm 8 tháng.

Nếu 1 năm 8 tháng vẫn còn quá lâu để đáp ứng được hầu hết 95% nhu cầu nghe nói đọc viết thông thường thì bạn có thể gấp đôi quá trình lên. Mỗi ngày 10 từ, mất khoảng 2 tiếng, tổng cộng 300 ngày, tương đương 10 tháng.

Vấn đề đặt ra, bạn có đủ kiên trì, mỗi ngày 1 tiếng trong 1 năm 8 tháng hoặc mỗi ngày 2 tiếng trong vòng 10 tháng để nâng tầm tiếng Anh của mình lên hay không? Câu trả lời nằm chính trong bản thân bạn. Học tiếng Anh không có đường tắt, chỉ có chăm chỉ + phương pháp đúng!

24 - flash card
Dùng flash card để học từ vựng là 1 trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả

3000 từ nào đây?

Google là 1 ông thầy hào sản, luôn luôn sẵn sàng dạy cho bất kì đệ tử nào chịu học. Tôi nghĩ nếu muốn bạn có thể tự lựa chọn 3000 từ cho nhu cầu của mình, nhưng tôi vẫn sẽ giới thiệu một số nguồn học từ vựng tiếng Anh mà tôi thường hay sử dụng trong quá trình học của mình:

#1. Trang Vocabulary.com

25 vocabulary
Một trang rất tuyệt vời để bạn học từ vựng 1 cách vui và thú vị, với những list từ vựng theo chủ đề, các trò chơi tương tác và hệ thống thành viên theo dõi sự tiến bộ của bạn

#2. Trang tin tức CNN.com, BBC.co.uk, forbes.com, entrepreneur.com

Tôi rất thích đọc tin tức, thay vì đọc tin tiếng Việt, tôi tự bảo mình phải đọc các trang tin tức bằng tiếng Anh, mỗi ngày 1 tin, ghi lại và học những từ vựng mới.

Lúc đầu mới đọc, đầu óc quay cuồng, không thể tập trung, tuy nhiên, càng ngày tôi càng tập trung được lâu hơn, đọc được nhiều hơn, tới thời điểm hiện tại tôi tự tin có thể đọc và nghe tiếng Anh một cách thành thục như ngôn ngữ mẹ đẻ với những chủ đề thông thường.

Hãy nhớ kĩ câu này: “Mọi thứ đều khó khăn cho tới khi chúng trở nên dễ dàng”

#3. Facebook

Facebook có thể dùng để học! Hãy search những từ khóa như Tiếng Anh, English hàng loạt những fanpage sẽ hiện ra, hay like những trang có nhiều người like nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn nhất để học mọi lúc, ngay cả khi lướt facebook.

26 facebook
Hãy “Like” các page học tiếng Anh để được cập nhật thường xuyên

Một điều nữa, hãy chuyển tùy chỉnh ngôn ngữ của Facebook, điện thoại, TV, máy giặt, ..vv sang English, đảm bạn bạn thường xuyên tiếp xúc với Tiếng Anh bất kể khi nào.

#4. Danh sách 3000 từ thần thánh

Nếu những cách trên mất quá nhiều thời gian và bạn không muốn tốn công sức để làm như vậy mà muốn có 1 list 3000 từ để sử dụng liền. Có đấy, đây là list 3000 từ phổ biến nhất, được nhà xuất bản Oxford tổng hợp và phát hành cùng với bộ từ điển Oxford Advanced Learner, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ngoài nhà sách. Nếu bạn muốn có ngay, hãy để lại email cuối bài viết, tôi sẽ gửi nó cho bạn!

Phần 1 tạm đến đây thôi, hãy dành thời gian đọc lại xem bạn mắc phải những thói quen nào nhé. Cho đến bài tới, tôi hy vọng bạn đã bắt đầu sửa những thói quen thất bại trên (nếu có) để nghe tiếng Anh thật PRO. Mong rằng bạn sẽ có một bảng điểm thật cao trong các kì thi sắp tới !

 
Leave a comment

Posted by on January 27, 2019 in Uncategorized

 

8 sai lầm khi tự học TOEIC khiến bạn không bao giờ tiến bộ

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều người bảo:

“TOEIC cần quái gì phải đến lớp học, tài liệu trên mạng đầy, ở nhà tự học là được”

Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tự hoc TOEIC như thế nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất nhiều những bạn tự luyện TOEIC, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý chán nản, ghét bỏ tiếng Anh.

Trong bài viết này, tôi sẽ giải mã hết tất cả những sai lầm mà đa số những bạn tự luyện TOEIC tại nhà mắc phải sau qua hơn 100 cuộc phỏng vấn với những bạn đã và đang ôn thi TOEIC.

1. Không biết trình độ hiện tại của mình ở đâu

Rất nhiều bạn khi được hỏi “bạn có biết trình độ hiện tại của mình ở mức nào theo điểm TOEIC không?”, nhiều bạn cứ ú ớ, à ờ trả lời không vào trọng tâm như “Hồi cấp 3 em có học ở Trường, mà chủ yếu ngữ pháp, lên đại học cũng có học mà không liên tục, em cũng chẳng biết em ở trình độ nào ..”, “em không biết nữa anh, trong lớp e kiểm tra tầm 5, 6 điềm”…

Các bạn không biết chính xác trình độ của mình thì không có lỗi. Tuy nhiên đã là tự học TOEIC thì điều này cực kì quan trọng. Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới có kế hoạch học tập hợp lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục tiêu.

Làm sao để biết trình độ của mình?

Đơn giản lắm, hiện nay có rất nhiều trang web cùng các bài test online sát với đề thi thật để bạn có thể thử trình độ của mình và sẽ có kết quả ngay.

Copy of test

2. Đặt mục tiêu không thực tế và không có hành động rõ ràng

Có lần mình nghe 1 bạn hỏi như thế này mà muốn bật ngữa “Tháng trước em có thi TOEIC, chỉ được có 500 điểm. Mọi người tư vấn cho em cách nào nhanh nhất để học trong 3 tuần nữa lên được 800 điểm”

Không ai phản đối chuyện nghĩ lớn, đặt mục tiêu thử thách, tuy nhiên thế này thì hơi quá là hoang tưởng. Có lẽ bạn này không phân biệt được đâu là mơ, và đâu là mục tiêu, mục tiêu phải đi kèm 1 kế hoạch hành động rõ ràng.

Chuyện ôn thi trong 3 tuần mà từ 500đ lên 800đ cũng giống như đi bộ từ thành phố HCM ra Hà Nội trong 3 ngày. Có lẽ bạn này chưa biết trung bình để lên được 110 điểm thì cần phải học tiếng Anh xấp xỉ 200h, tùy theo tố chất và nền tảng của từng bạn mà thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Để có thể tăng 1 số điểm đáng kể trong kì thi, người học phải phát triển trình độ tiếng Anh tổng quát. Không có mẹo, bí mật hay đường tắt nào ở đây. Chỉ đơn thuần là phải tiếp xúc, học và sử dụng tiếng Anh hàng ngày.

Để hiệu quả hơn, chỉ có thể là phát triển trình độ tổng quát tiếng Anh của mình kèm theo cấu trúc bài TOEIC và có 1 kế hoạch hành động rõ ràng

Lonman TOEIC preparation Course là giáo trình rất hay mà mình thấy là toàn diện để phát triển trình độ tiếng Anh tổng quát và phát triển cả kỹ năng và kiến thức để đương đầu với bài TOEIC, bên cạnh đó, sử dụng giáo trình này bạn còn thể tự phát thảo cho mình 1 kế hoạch học tập hữu hiệu

3. Giải đề mà không hệ thống hoá lại kiến thức, phát triển các kỹ năng

Khi tôi hỏi “Bạn tự luyện TOEIC bằng cách nào?” thì 9/10 bạn nói là tải đề trên mạng về làm đến khi nào thành thục thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ tiếng Anh tổng quát tốt, giải đề để làm quen với các dạng câu hỏi, quản lý thời gian …

Còn đối với những bạn mới khả năng tiếng Anh còn yếu, hoặc mới biết TOEIC là gì thì lôi đề ra giải chẳng khác nào lấy trứng đập vô đá, một mình ăn 1 cái pizza.

Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và kỹ năng bạn cần phải phát triển, bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những kỹ năng đó.

Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề TOEIC để luyện tập cho những kỹ năng đó.

Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng, những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại khi cần thiết.

Bên cạnh Lonman TOEIC preparation Course thì Tactics for TOEIC là cuốn sách bạn cần phải gối đầu để ôn TOEIC 1 cách hệ thống và khoa học

 

4. Ôn thi TOEIC kiểu đối phó và bỏ cuộc sớm

Đây là hệ quả của sai lầm phía trên. Khi “còn yếu mà đã ra gió”, chưa đủ khả năng mà quất liền đi giải đề TOEIC thì nản ngay, làm sao mà chịu nổi.

Mình từng có kinh nghiệm kèm cho 1 người bạn mình ôn TOEIC, do không có thời gian mà bạn đó chỉ chọn giải đề. Tuần đầu trôi qua rất suông sẽ, nhưng càng làm càng không nghe được, càng đọc càng rối, tới tuần sau thì mất cả động lực, không muốn ôn thi.

Kết quả là không đủ điểm ra Trường. Lần thứ 2 lại vẫn phương pháp như vậy, học để đối phó và chỉ mong đủ điểm ra Trường. Và kết quả lần thi đó, chắc các bạn cũng biết được.

Từ đó đến nay, bạn mình ác cảm với tiếng Anh, và sợ hẵn kì thi TOEIC. Dù bây giờ đã có việc làm ổn định, nhưng vẫn nợ bằng TOEIC để ra Trường.

Để có thể thành công trong kì thi TOEIC, cái bạn cần là thay đổi tư duy, xem kỳ thi TOEIC như là 1 bước đệm để mình phát triển khả năng tiếng Anh sau này, và là chìa khóa để mở ra những cơ hội trong tương lai. Nếu tư duy như vậy thì bạn mới có thể kiên trì theo đến cùng.

5. Không có sổ học từ vựng

Có đến 80% người đề cập đến khó khăn lớn nhất của họ là thiếu từ vựng nên đọc bài và nghe không hiểu.

Và đáng ngạc nhiên hơn là trong số 100 người mình phỏng vấn, chỉ có 5 bạn là giữ bên mình 1 cuốn sổ để học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định.

Để phát triển từ vựng, cách duy nhất là bạn phải học từ mới hàng ngày và ôn lại sau 1 thời gian nhất định. Cách thuận tiện nhất là giữ 1 cuốn sổ nhỏ bên mình, để có thể giở ra bất kì nào bạn rảnh và ghi lại từ mới nhanh nhất có thể. Không phải lúc nào bên cạnh bạn cũng có máy tính và có mạng phải không nào.
VOCABULARY

Cùng với sổ từ vựng, thì trang web VocabularyMemrise là 2 trang web cực kì hữu hiệu để học và ôn từ vựng. Nhưng công nghệ chỉ là phụ, cái chính là quyết tâm của bạn.

Ngoài ra sách 600 essensial words for TOEIC cũng là tài liệu không thể bỏ qua để phát triển từ vựng TOEIC

 

6. Chỉ tập trung ôn ngữ pháp

Không cần phải nói nhiều. Chỉ cần bạn lướt qua các group Tự luyện TOEIC lớn nhất hiện nay trên Facebook: Toeic Practice Group, Đồng hành cùng đạt TOEIC 990, TOEIC và những người bạn,… thì sẽ thấy. Part 5 – Part 6 chiếm hơn 90% tất cả những bài post.

Tất cả mọi người làm khí thế, làm hùng hục, làm sôi động, và mình biết không ít các bạn chỉ ôn TOEIC bằng cách giải những câu hỏi đó trên các group.

Tại sao thế? Vì nó dễ xơi nhất. Vì nó là part mà các bạn quen thuộc nhất trong số, biết làm nhất bởi ảnh hưởng có mười mấy năm học ngữ pháp ở nhà Trường.

Tuy nhiên bạn à, Part 5 -6 chỉ chiếm có 25% tổng số điểm TOEIC thôi. Dù bạn có xuất sắc đúng hết thì chỉ được có 240 điểm mà thôi.

Ôn tất cả các phần dành thời gian cho những phần nào chiếm nhiều tỉ lệ điểm nhất. Tuy khó những nếu bạn chú tâm ôn những phần đó, kỹ năng tiếng Anh tổng quát của bạn sẽ được tăng cường và những khả năng làm những part khác cũng được “hưởng xoáy” theo.

Sau đây là cách mình phân bổ thời gian cho từng phần trong luyện thi TOEIC online của mình. Hãy tham khảo để tự lên kế hoạch học tập cho mình có hiệu quả.

  • Part 7: 30% = 14h = 6 buổi
  • Part 4: 20% = 10h = 5 buổi
  • Part 3: 20% = 10h = 5 buổi
  • Part 2: 15% = 8h = 4 buổi
  • Part 5-6: 10% = 5h = 3 buổi
  • Part 1: 5% = 4h = 2 buổi

7. Không canh đúng thời gian khi luyện đề

“Bài đọc dài quá em đọc không kịp, lụi cả dãy luôn”

“Vô nghe được 1 hồi cái mất tập trung, nó đọc tới đâu em cũng chả biết”

Phía trên là chia sẻ của 1 số bạn thi TOEIC về nói lại với mình.

TOEIC là 1 bài thi rất dài, có khối lượng câu hỏi lên đến 200 câu, thời gian được tính toán rất kỹ để không cho bạn thời gian mò, đặt lên bạn 1 áp lực rất lớn. Đòi hỏi khả năng tập trung và quản lý thời gian cực kì tốt mới có thể đương đầu được.

Những kỹ năng đó bạn không thể rèn luyện được nếu không luyện tập dưới áp lực thời gian của đề thi thật. Nhiều người vừa làm đề vừa ăn, vừa đọc bài Part 7 vừa lướt facebook.

Đối với phần nghe, nghe được mới có 10’ chán là bắt đầu nghĩ lung tung, đến hồi quay về mặt đất thì đã thấy qua mấy chục câu.

Để có thể làm tốt được bài TOEIC, luyện đề thì bắt buộc phải tuân thủ theo thời gian làm để như thi thật.

Cuối cùng: 8. Không học được gì từ đề và không theo dõi tiến bộ

Mình biết có bạn, rất chăm chỉ giải đề giải tầm phải gần hết 3 cuốn của bộ ECO LC&RC. Nhưng mức điểm thì gần như không có tiến bộ gì nhiều.

Tại sao vậy? Giải đề là 1 chuyện, nó giúp tăng cường kỹ năng làm bài. Nhưng những gì bạn làm tiếp theo sau khi giải đề mới quyết định số điểm tăng thêm trong kì thi. Người bạn trong câu chuyện trên làm đề xong, chỉ chấm điểm nhưng không bao giờ xem lại là mình đã sai những gì, cũng như rút ra được những gì từ đó.

Nếu làm như vậy, thì thật ra kiến thức của bạn không được nâng cấp nhiều. Cái nâng cấp chính là khả năng nhuần nhuyễn khi làm đề.

Các bước học từ đề TOEIC hiệu quả:

  • Bước 1: Chấm điểm và tìm những chỗ sai
  • Bước 2: Phân tích những chỗ sai và bổ sung kiến thức cho những phần đó
  • Bước 3: Ghi chép lại những từ vựng mới và ôn lại những cấu trúc chưa rành
  • Bước 4: Học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định

Mong rằng bài viết này sẽ có ích với các bạn. Chúc mọi người sẽ có kết quả thật tốt !

 
Leave a comment

Posted by on January 27, 2019 in Uncategorized

 

Học từ vựng TOEIC qua hình ảnh

Từ vựng là một phần cực kì quan trọng trong bài thi TOEIC và ảnh hưởng rất nhiều đến số điểm TOEIC của bạn. Bạn đã và đang sử dụng những phương pháp nào để học từ vựng TOEIC hiệu quả hơn? Có rất nhiều phương pháp để học từ vựng như: Học qua sticker, học qua ghi chép, học qua đọc lặp lại,… và cực nhiều phương pháp phù hợp cho từng người. Bạn đã thử bao nhiêu phương pháp học từ vựng rồi, đã bao giờ bạn thử học từ vựng TOEIC bằng hình ảnh chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về cách học từ vựng này nhé.

I.  Học từ vựng TOEIC bằng hình ảnh

Bài viết này mình sẽ đề cập sâu hơn về nội dung phương pháp học từ vựng TOEIC căn bản bằng hình ảnh nhé.

1. Ai nên học từ vựng TOEIC bằng hình ảnh.

Bạn từng thử bao nhiêu phương pháp học từ vựng rồi nhỉ? Mình đoán là khá nhiều rồi, vì các bạn vẫn còn đang thử để tìm phương pháp học tốt nhất mà.

Phương pháp học tiếng Anh qua hình ảnh được khuyến cáo áp dụng với tất cả các bạn đang theo đuổi việc học tiếng Anh nhất là các bạn muốn tự học online. Nếu vốn từ vựng của bạn khá ít và đơn giản thì bạn có thể học những từ đơn giản. Nếu vốn từ vựng của mình nhiều hơn, bạn có thể lựa chọn những loại hình ảnh, màu sắc phù hợp hơn.

2. Tại sao nên học từ vựng bằng hình ảnh?

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về ghi nhớ và tư duy, hình ảnh và màu sắc là thứ có khả năng lưu trữ lại trong não bộ con người nhanh nhất và lâu nhất. Nếu biết cách biến các dữ liệu bạn cần thành hình ảnh hoặc có liên kết cùng yếu tố màu sắc thì bạn sẽ có thể ghi nhớ tốt hơn rất nhiều so với các phương pháp học chép thông thường (tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ với 1 số bạn)

Sử dụng hình ảnh sẽ giúp chúng ta hồi tưởng lại sự việc dễ dàng hơn và điều này được ứng dụng cho việc học từ vựng một cách đơn giản hơn thay vì chỉ luyện tập viết chữ như bình thường bạn đã được học.

Khi bắt đầu học, bạn hãy bắt đầu học những từ đơn giản và theo chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày và  các chủ đề mà bạn yêu thích. Các bạn có thể dùng hình hoạt hình hoặc các hình  vẽ cách điệu theo phong cách màu mè mà bạn muốn để tăng hiệu quả nhé.

Thậm chí các bạn có thể biến tấu cho không gian riêng của bạn cho phù hợp với màu sắc, nội dung và hình ảnh bạn cần học để tăng độ thú vị cho việc tiếp thu từ vựng bạn nhé.

II. Một số từ vựng TOEIC qua hình ảnh.

Mình sẽ liệt kê 1 vài chủ đề từ vựng về viện bảo tàng, công viên, bạn có thể tham khảo dưới đây nha:

Từ vựng TOEIC về công viên:

hoc-tu-vung-toeic-bang-hinh-anh-anh-ngu-ms-hoa-1

Từ vựng TOEIC về bảo tàng:

hoc-tieng-anh-bang-hinh-anh-anh-ngu-ms-hoa-2

hoc-tu-vung-toeic-bang-hinh-anh-anh-ngu-ms-hoa-3

Bên trên là một số ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương này. Với một phương pháp vừa hay, vừa hiệu quả và thú vị như vậy, bạn còn chần chừ gì mà không thử ngay để bồi dưỡng thêm vốn từ vựng và chinh phục số điểm TOEIC thật cao.

 
Leave a comment

Posted by on January 19, 2019 in Uncategorized

 

BÍ QUYẾT HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ

1. Cảm thấy thú vị với từ mới

Học cách nói những gì bạn muốn và khám phá sự thú vị của việc có khả năng viết ra những gì bạn muốn. Tương lai của bạn phụ thuộc vào vốn từ vựng của bạn. Một vốn từ vựng tốt sẽ làm bạn trở nên khác biệt đối với mỗi bài kiểm tra như SAT hay GRE, cái quyết định bạn có thể đi học tiếp hay không. Hãy xây dựng vốn từ vựng một cách lâu dài. Hãy nhớ rằng: Tất cả bắt đầu với từ vựng. Mọi thứ sẽ không tồn tại cho tới khi bạn biết từ đó. Hãy học chúng và điều này sẽ giúp bạn trở nên giàu có hơn.

2. Hãy đọc, đọc và đọc!

Hầu hết những từ mới được học từ những bài đọc. Bạn càng gặp nhiều từ mới, bạn càng có thể học được nhiều. Trong lúc đó, hãy chú ý tới những từ bạn chưa biết. Đầu tiên cố gắng hình dung ra nghĩa của chúng từ trong ngữ cảnh. Sau đó mới tra từ điển.
Đọc và nghe nhiều loại tài liệu khác nhau để có cơ hội gặp được nhiều từ mới hơn.

3. Tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các từ mới được học từ ngữ cảnh. Để tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh, hãy chú ý tới các từ được sử dụng như thế nào.  Làm các bài tập luyện thi TOEIC online về từ vựng thường xuyên.

4. Luyện tập

Việc học từ mới sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều nếu bạn quên chúng một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phải mất tới 20 lần lặp đi lặp lại một từ mới giúp bạn ghi nhớ chúng. Hãy thử viết chúng ra dưới dạng từ điển hoặc viết trong một câu nào đó ra sổ, điện thoại, sticky note… để có thể xem lại. Mỗi khi học được từ mới, hãy cố gắng sử dụng chúng. Xem lại các cuốn sổ lưu từ mới một cách thường xuyên để đảm bảo rằng bạn không quên những từ đã học.
sinh-vien-truong-nghe-se-phai-dat-300-diem-toeic
5. Sử dụng các kết nối với từ

Hãy đọc to để tăng cường khả năng nhớ từ vựng của bạn. Kết hợp từ mới với những từ khác bạn đã học. Ví dụ từ GARGANTUAN (rất lớn) có nghĩa tương tự với những từ khác như gigantic, huge, large. Bạn có thể tạo chuỗi sắp xếp như small, medium, large, very large, GARGANTUAN. Liệt kê một loạt những thứ liên quan tới từ này như Godzilla, mụ đàn bà béo trong rạp xiếc, cái mụn to trên mũi của bạn…

6. Sử dụng những ký hiệu gợi nhớ

Ví dụ bạn học từ EGREGIOUS (cực kỳ tồi tệ). Hãy ghi nhớ chúng như là EGG REACH US, tưởng tượng rằng ai đó cư xử rất tệ khi ném trứng vào bạn và một quả trứng (EGG) thối đã dính (REACH) vào chúng ta (US). Những câu giàu hình ảnh hài hước như vậy sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của chúng hơn. Hãy tìm những cách học nào bạn cảm thấy thú vị nhất, mỗi người có cách học phù hợp khác nhau.

7. Chơi với những từ vựng

Hãy chơi các trò chơi liên quan tới từ vựng tiếng anh như các thẻ flashcard, ô chữ… Những trò này có trên mạng rất nhiều do đó bạn không cần phải tìm người chơi cùng. Thử sử dụng từ điển Franklink Electronic Dictionary với những trò chơi về từ vựng có sẵn.

8. Tạo thói quen tìm những từ mới

Nếu bạn có một cuốn kim từ điển, hay luôn bật chúng. Sử dụng các từ điển của American Online và các dịch vụ khác trên internet như là một nguồn tham khảo quý giá trên thanh công cụ của trình duyệt. Sử dụng chúng để tìm kiếm những từ bạn chắc chắn là không biết nghĩa.

9. Dùng các danh sách từ vựng

Đối với sinh viên, có rất nhiều tài liệu tập trung vào những từ thường xuất hiện trong các giáo trình hay bài thi như SAT, GRE. Những từ khác cũng xuất hiện rất nhiều trên Internet ở các website, sẽ gửi những từ mới tới bạn hàng ngày.

10. Làm các bài kiểm tra từ vựng

Chơi trò chơi, ví dụ kiểm tra kiến thức, trên các website sẽ giúp bạn học các từ mới luôn một thể. Các tài liệu offline khác như sát luyện thi SAT (chúng tôi khuyến nghị dùng “10 Real SATs” của ETS) và cuốn Reader’s Digest Wordpower. Các bạn có thể tìm chúng trên Amazon hoặc các hiệu sách địa phương.

Từ vựng là mộ trong những yếu tố quan trọng khi làm một bài thi TOEIC. Vì vậy để chinh phục được thang điểm TOEIC với số điểm lý tưởng thì học từ vựng là điều không thể thiếu. Trên đây là một số chia sẻ của mình về phương pháp học từ vựng hiệu quả, giúp đỡ cho các bạn có thể tự học Toeic online.

Mong rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho các bạn!

 

 
Leave a comment

Posted by on January 19, 2019 in Uncategorized

 

Người mới bắt đầu học TOEIC như thế nào?

Đằng sau những trái ngọt luôn là những khó khăn, thách thức. Luyện thi TOEIC cho người mới bắt đầu cũng là một thử thách không hề nhỏ. Sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra: Anh văn TOEIC là gì? Cách tính điểm TOEIC ra sao? Làm thế nào để có thể tự học TOEIC online hay học TOEIC ở đâu? Tuy nhiên, với một định hướng, phương pháp đúng đắn thì điều đó lại thật đơn giản.

Mình gửi các bạn chìa khóa mở 4 cánh cửa bí mật giúp bạn chinh phục TOEIC dễ dàng hơn.

Cánh cửa thứ 1: Tìm hiểu để biết

Ban đầu, bạn mới chỉ nghe tới cụm từ TOEIC và chưa biết rõ khái niệm của nó là gì. Bạn không nắm được cấu trúc và yêu cầu của một bài thi TOEIC thì chắc chắn bạn sẽ khó mà có sự chuẩn bị tốt được. Thông tin chi tiết về hướng dẫn thi TOEIC bạn có thể tham khảo ở đây.

TOEIC mới có 4 kỹ năng: nghe nói đọc viết. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn TOEIC truyền thống với 2 kỹ năng chính là Nghe hiểu và Đọc hiểu.

Bài thi TOEIC có khá nhiều ngữ pháp và từ vựng tập trung vào các chủ đề công sở, họp mặt, … bởi TOEIC là chứng chỉ tiếng Anh dành cho người đi làm.

Cánh cửa thứ 2-3:  Tháo gỡ thắc mắc, làm quen và kết thân với TOEIC

Bạn đã hiểu được cấu trúc cơ bản của TOEIC, giai đoạn tiếp theo yêu cầu tính kiên trì cao hơn. Bạn cần trải qua các bước sau:

1. Review toàn bộ ngữ pháp quan trọng

Các mảng ngữ pháp gồm có: 12 thì, danh động từ, danh từ, trạng từ, tính từ, câu điều kiện, bị động, đảo ngữ, mệnh đề quan hệ. Nội dung này nằm trọn vẹn trong Grammar in Use, vừa có ngữ pháp tóm tắt, vừa có nhiều nội dung thực hành theo chuyên đề.

2. Tích lũy vốn từ vựng cần biết

Người bạn đồng hành với ngữ pháp chính là từ vựng. Bạn cần bổ sung và ôn luyện hàng ngày trong một thời gian dài. Bạn nên bắt đầu với quyền 600 essential words for TOEIC Test hoặc sử dụng các phần mềm, apps được tích hợp sẵn nội dung cuốn sách để thuận tiện hơn cho việc học tập. Ngoài ra, bạn cũng nên chia ra từng nấc thang với các thang điểm 350, 500, 600, … để tiến hành luyện tập.

3. Luyện nghe theo chủ đề

Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút tới 1 tiếng để rèn luyện từ vựng cũng như luyện nghe theo chủ đề. Nếu bạn duy trì được thói quen này trong suốt thời gian ôn luyện, bạn sẽ sớm đạt được kết quả mong đợi.

Cánh cửa thứ 4: “Fall-in-love” với anh bạn TOEIC

Đây chính là thời gian bạn duy trì phong độ của mình bằng cách luyện tập liên tục để bứt phá. Tiếng Anh có câu nói “Practice makes perfect”. Tình yêu cùng với mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn.

Trong thời gian này, bạn nên tiếp xúc tiếng Anh càng nhiều càng tốt.

Bạn có thể tìm thêm những người bạn đồng hành thông qua các khóa học online, các câu lạc bộ thực hành tiếng Anh hay các lớp luyện thi TOEIC để trao đổi, chia sẻ. Chắc chắn bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng với phong độ cực kỳ ổn định.

luyen-thi-toeic-2

Trên đây là hướng dẫn giúp bạn tự luyện thi TOEIC online hiệu quả. Chúc các bạn học thật tốt và có số điểm thật cao nhé!

 
Leave a comment

Posted by on January 6, 2019 in Uncategorized

 

Bật mí “bí kíp” giúp dân văn phòng luyện thi Toeic cấp tốc hiệu quả

Bạn là dân văn phòng? Ban đang chuẩn bị tham gia kỳ thi sát hạch tiếng Anh tại công ty thông qua bài thi TOEIC? Bạn đang cần thi TOEIC để làm hồ sơ xin việc? Bạn cần chứng chỉ TOEIC để tăng mức lương? Kỳ thi sắp đến gần và bạn đang trong tình trạng “urgent” (khẩn cấp) vì không biết phải làm thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Để có được số điểm TOEIC như mong muốn trong một thời gian ngắn, bạn cần có một lộ trình học tập phù hợp. Dưới đây là lộ trình luyện thi TOEIC cấp tốc và một số lời khuyên dành cho bạn để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi này. Điều quan trọng nhất là bạn cần xác định được bạn đang ở đâu và cần nâng cao kỹ năng gì để rút ngắn được thời gian ôn luyện, có chiến thuật học tập hợp lý nhất.  Lộ trình như sau:

1. Hiểu thật rõ TOEIC

Bạn cần nắm chắc những gì mình sẽ phải trải qua trong kỳ thi để có sự chuẩn bị tốt nhất. Bạn cần tìm hiểu chi tiết về cấu trúc đề thi, thang điểm TOEIC, thủ tục và nơi đăng ký nhé!

2. Củng cố nền tảng

Bạn cần củng cố lại nền tảng tiếng Anh cơ bản (ngữ pháp, từ vựng) bởi đây là những kiến thức bạn sẽ phải vận dụng trong kỳ thi để chinh phục điểm số cao nhất có thể.

3. Tăng tốc

Lúc này bạn đã nắm vững những kỹ năng cần thiết để tham gia vào kỳ thi.

Trường hợp bạn đang luyện thi TOEIC tại trung tâm, bạn không cần tự lên kế hoạch nữa. Tuy nhiên, nếu bạn đang tự học TOEIC online tại nhà, mình xin chia sẻ cách học đơn giản mà lại hiệu quả với dân văn phòng như sau: Bạn nên tìm mua bộ 4 quyển sách luyện thi TOEIC sau: Starter TOEIC, Developing Skills for the TOEIC Test, TOEIC Analyst, TARGET TOEIC và cuốn 600 Essential words for TOEIC Test và rất nhiều bộ sách luyện thi Toeic hay khác. Những cuốn sách này chứa đựng lượng kiến thức tương đối đồ sộ, vô cùng trọng tâm và sát thực với kỳ thi TOEIC.

Ở giai đoạn đầu bạn cần học Stater + 6o0 Words trong khoảng 2 tháng, sau đó là 1 hoặc cả 2 quyển tiếp theo + 600 Words trong vòng 1- 2 tháng đồng thời vẫn ôn lại quyển Stater. Vậy là đảm bảo sau 4-5 tháng kiến thức của bạn đã khác xưa hoàn toàn… Lịch học thì bạn có thể tự sắp xếp cho mình, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và vẫn đầy đủ “tâm huyết” để duy trì sự đều đặn.

4. Về đích

Giai đoạn nước rút mà có lẽ là lúc bạn đang lo lắng hơn bao giờ hết. Bạn đã làm quen và giải một số đề TOEIC, giờ là lúc bạn gia tăng khối lượng thời gian cho việc giải đề. Luyện tập và luyện tập thật chăm chỉ. Kiến thức luôn được nhắc lại giúp bạn củng cố kiến thức và kỹ năng.

Bên cạnh tiếp tục Bộ 4 TOEIC, bạn có thể thực hành với  Bộ 3 New Real TOEIC và bộ Economy TOEIC.

Và hãy cố gắng bình tĩnh giữ tâm thế thoải mái nhất để luyện thi TOEIC bạn nhé!

Bạn cần lưu ý những gì

– Duy trì đều đặn 2 giờ luyện tập tiếng Anh, kỹ năng TOEIC và giải các bộ đề mỗi ngày.

– Với phần luyện nghe: Nghe đi nghe lại từ đoạn đơn giản tới phức tạp hơn và cho tới khi có thể hiểu được. Trường hợp chưa thể hiểu, bạn nên mở sách ra xem phần lời và tiếp tục quay lại nghe nhé!

– Bạn nên có 1 cuốn sổ ghi chép lại thành từ điển cá nhân các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để tiện hơn trong quá trình ôn luyện cũng như bổ sung kiến thức còn thiếu.

Trên đây là lộ trình học tập và những lưu ý dành cho các bạn đang luyện thi TOEIC để vượt qua kỳ sát hạch năng lực tiếng Anh tại công ty hoặc muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh để có một công việc tốt hơn. Bạn đừng quan tâm quá nhiều tới kết quả phía sau, hãy thoải mái và tự tin làm hết sức mình. Bạn vừa trải qua một quá trình ôn luyện chăm chỉ rồi. Những kiến thức bạn đã học không chỉ giúp bạn  chinh phục 990/990 điểm TOEIC mà quan trọng hơn là khả năng làm chủ ngôn ngữ, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh và có thể sử dụng những kiến thức đã học vào công việc hàng ngày.

 
Leave a comment

Posted by on January 6, 2019 in Uncategorized

 

Bí kíp luyện TOEIC Reading hiệu quả

Đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng khi học tiếng Anh cũng như trong luyện thi TOEIC. Tuy nhiên, không phải người học tiếng Anh nào cũng có được kĩ năng đọc hiểu chính xác, hiệu quả. Đặc biệt trong kì thi TOEIC, khi gặp những bài đọc dài, nhiều từ khó, các bạn thường bị lúng túng, mất nhiều thời gian để hiểu bài, dẫn đến kết quả không được cao.

Hiểu được những khó khăn của người học trong quá trình luyện thi TOEIC nên hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí kíp trong làm bài thi TOEIC, cụ thể là phần đọc hiểu, nhằm giúp các bạn tự tin khi bước vào kỳ thi và đạt được điểm số cao hơn.

1. Đọc lướt câu hỏi và câu trả lời

Trước khi lao vào bài đọc, việc bạn cần làm đầu tiên là đọc lướt qua các câu hỏi và câu trả lời và tìm từ khóa (key words). Đây là bí quyết quan trọng giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian làm bài đọc và nhanh chóng tìm được được câu trả lời chính xác.

2. Đọc lướt bài đọc và tìm từ khóa (key words)

Sau khi nắm được nội dung các câu hỏi và tìm được từ khóa, bạn nên ngay lập tức lướt sang bài đọc. Thay vì đọc kỹ toàn bộ bài, việc đọc lướt sẽ giúp bạn nắm được nội dung chính, cấu trúc và quan trọng nhất là bạn xác định được phần trọng tâm của bài đọc ở đâu. Sau khi đọc lướt, việc xác định đoạn nào trong bài chứa thông tin của câu hỏi và tìm từ khóa tương ứng sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian làm bài, tăng tính chính xác của đáp án.

3. Phân bố tốc độ đọc hợp lí

Tốc độ đọc sẽ ảnh hưởng tới quỹ thời gian của bạn. Sau khi đọc lướt và đã nắm được nội dung khái quát của bài, bạn nên đọc nhanh hoặc thậm chí có thể bỏ qua những đoạn không quan trọng mà tập trung đọc hiểu những phần đã được bạn xác định trọng tâm từ trước, chứa thông tin của câu hỏi. Một mẹo nhỏ là các bạn nên tư duy từ câu hỏi, chú ý các từ/ cụm từ trong câu hỏi (từ khóa) rồi quay ngược lại bài đọc xác định đoạn nào chứa từ/ cụm từ đó để tìm ra đáp án chính xác hơn.

4. Nâng cao từ vựng, đoán nghĩa từ trong bài đọc

Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong mọi kĩ năng tiếng Anh. Chính vì vậy, việc nâng cao vốn từ vựng rất cần thiết. Bạn hãy chăm chỉ đọc bài và gạch chân những từ mới, những cấu trúc câu cần nhớ. Sau khi làm bài đọc, bạn nên dành thời gian để ghi chép lại những kiến thức được học, những từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp mới. Thói quen này sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ vựng, ngữ pháp rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chia sẻ thông tin, từ vựng với những bạn bè cũng là cách giúp bạn nâng cao vốn từ và ghi nhớ hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vốn từ vựng tiếng Anh vô cùng rộng lớn nên bạn sẽ không tránh được việc bắt gặp từ mới hoặc quên ý nghĩa của từ. Vậy trong trường hợp này bạn nên làm gì? Bí kíp đó là bạn đừng “vò đầu bắt tai” để nhớ lại nghĩa của từ đó, mà dựa vào ngữ cảnh sử dụng từ để đoán nghĩa. Đừng mất nhiều thời gian để tìm được nghĩa chính xác nhất, quan trọng là bạn hiểu được bài đọc.

5. Luyện tập chăm chỉ

Sự chăm chỉ luôn là chìa khóa để bạn thành công trong moi việc. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian luyện tập hằng ngày, luyện các bài đọc thật nhuần nhuyễn để nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Với những bài đọc khó, sau khi làm xong, bạn nên dành thêm thời gian để đánh dấu, ghi chép lại những kiến thức mới cũng như làm đi làm lại nhiều lần. Hiện có rất nhiều website học tiếng anh Toeic online có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Với những chia sẻ trên, mình mong rằng phần Đọc hiểu trong bài thi TOEIC sẽ trở nên dễ dàng hơn với các bạn. Chúc các bạn thành công và đạt được số điểm Toeic tối đa với những bí kíp trên.

 
Leave a comment

Posted by on January 6, 2019 in Uncategorized

 

10 Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả

Hành trình chinh phục kì thi TOEIC là một con đường dài của sự cố gắng phấn đấu và nỗ lực. Để học anh văn Toeic hiệu quả thì việc chăm chỉ thôi là chưa đủ, bạn cần phải có một chiến lược học TOEIC thông minh và đúng đắn. Dưới đây mình gửi đến bạn 10 tips giúp bạn chinh phục thành công thang điểm TOEIC!

1. Đặt mục tiêu

Điều đầu tiên bạn cần làm là đặt mục tiêu cho mình. Nếu bạn xác định thi để tìm một công việc tốt, bạn cần đạt điểm TOEIC ở mức trình độ cao nhất. Hãy lựa chọn một mục tiêu mà bạn nghĩ mình có thể đạt được. Nếu mục tiêu quá cao, bạn có thể sẽ gặp thất vọng.

2. Hiểu bài kiểm tra

Trước khi bắt đầu học cho kì thi, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu nội dung thi của từng phần. Bạn sẽ được kiểm tra khả năng nghe và đọc hiểu. Bạn nên chăm chỉ làm các bài kiểm tra mẫu hoặc các bài tập thực hành cho thân thuộc hơn với kì thi TOEIC.

3. Lập kế hoạch học tập cụ thể

Sự trì hoãn là lí do chính giải thích tại sao các thí sinh thất bại ở bài thi TOEIC. Bạn có thể lên lịch cho kì thi TOEIC của mình từ trước. Tuy vậy, ngày mà bạn quyết định thi TOEIC nên là ngày bạn bắt đầu học tập luôn. Thời gian học tập đều đặn mỗi ngày là một cách hữu hiệu để giúp bạn cải thiện điểm số.

4. Chia thời gian học tập hiệu quả

Mỗi phần thi trong TOEIC sẽ chiếm một số lượng điểm nhất định. Đừng dành quá nhiều thời gian vào một phần. Khá nhiều thí sinh mắc lỗi khi tập trung vào phần thi họ yêu thích nhất. Thay vì dành thời gian cho phần thi bạn cảm thấy thoải mái nhất, hãy để thời gian ôn luyện những phần bạn cảm thấy khó nhằn.

5. Xây dựng vốn từ phong phú

Lí do khác khiến các thí sinh trượt kì thi TOEIC là họ có một vốn từ hạn chế. Hãy sử dụng một cuốn sổ và theo dõi các từ mới bạn học được một cách đều đặn hằng ngày. Với mỗi một từ, hãy viết từ và sử dụng nó trong một câu. Cuối tuần, bạn nên viết một lá thư ngắn sử dụng càng nhiều từ vựng càng tốt. Lưu ý rằng kì thi TOEIC có chủ đề về tiếng Anh thương mại. Bạn nên học từ vựng ở các chủ đề như nhân sự, du lịch, ngân hàng, sức khỏe, nhà hàng, công sở,…

6. Tin tưởng vào bản năng của mình

Đôi khi một câu trả lời sẽ xuất hiện đột ngột trong tâm trí bạn mà không chắc đúng hay sai. Nếu bạn đã học hành một cách chăm chỉ, có khả năng não bạn sẽ nói cho bạn nghe câu trả lời. Đừng thay đổi lựa chọn của mình sau khi nghe theo bản năng. Nếu bạn quyết định thay đổi vào phút chót, đảm bảo rằng bạn đã tẩy kĩ câu đó vì bài thi bạn là do máy chấm.

7. Đừng cố gắng dịch nghĩa

Dịch từ và câu tốn rất nhiều thời gian. Rất hiếm khi mà thí sinh có thêm thời gian trong bài thi TOEIC. Nếu bạn không biết nghĩa của một từ, hãy đặt nó trong ngữ cảnh và các từ xung quanh chúng, bởi trong lúc này bạn không được phép dùng từ điển.

8. Đoán là phương án lựa chọn sau cùng

Trong khi làm bài thi, nếu bạn không biết câu trả lời, bạn hãy loại bỏ hết các đáp án không phù hợp có thể, đừng để trống. Bạn sẽ không có thời gian rà soát lại câu hỏi đó. Bạn vẫn còn tới 25% cơ hội chọn phương án trả lời đúng nếu bạn đoán đáp án của câu đó.

9. Lưu ý thời gian

Khi bạn làm các bài thực hành, bạn nên luôn luôn chủ động kiểm soát được thời gian. Trong bài kiểm tra, bạn cần lưu ý đến phần bài đọc. Bạn sẽ có 75 phút để hoàn thành phần V, VI và VII. Nhiều người dành quá nhiều thời gian cho phần V hoặc VI bởi họ thấy những phần đó là khó nhất.

Không nên giành hơn 30 phút cho hai phần đầu. Phần VII sẽ chiếm khoảng ít nhất 40 phút và giành rất nhiều điểm, đặc biệt khi bạn thấy nó là một phần thi tương đối đơn giản hơn hai phần trên.

10. Thực hành đọc thành tiếng

Việc đọc thành tiếng sẽ giúp cải thiện kĩ năng nghe và đọc hiểu tiếng anh của bạn. Để đọc hiểu tiếng Anh nhanh hơn, bạn phải biết nhiều từ vựng. Hãy đọc từ sách giáo khoa, các cuốn sách, báo chí và thậm chí là tiểu thuyết cho trẻ em để tích lũy thêm vốn từ vựng tiếng anh của mình.

Chúc bạn đạt kết quả cao trong bài thi TOEIC!

 
Leave a comment

Posted by on January 6, 2019 in Uncategorized

 

Đại từ trong Tiếng Anh

Đại từ dùng để thay thế danh từ nhằm tránh lặp lại danh từ. Trong Tiếng Anh có 5 loại đại từ với các chức năng sử dụng khác nhau: nhân xưng (personal), sở hữu (possessive), phản thân (reflexive), chỉ định (demonstrative), bất định (indefinite), quan hệ (relative), nghi vấn(interrogative). Thêm đó, đại từ cũng đóng vai trò chủ từ, giới từ và bổ ngữ trong câu. Đây là phần chắc chắn sẽ có trong đề thi nên chúng ta cần chú ý khi luyện thi TOEIC. Chúng ta hãy cùng tìm hiễu chi tiết nhé.

1. Định nghĩa đại từ

Đại từ là từ thay thế cho danh từ.

2. Phân loại và cách sử dụng của đại từ
2.1. Đại từ nhân xưng (Personal pronouns)

Gồm:

Chủ ngữ Tân ngữ
Số ít: ngôi thứ nhất
ngôi thứ hai
ngôi thứ ba
I
you
he/she/it
me
you
him/her/it
Số nhiều: ngôi thứ nhất
ngôi thứ hai
ngôi thứ ba
we
you
they
us
you
them

Chức năng:

– “I, you, it, he, she, we, they” có thể là chủ ngữ của động từ:

Ví dụ: They have lived here for 3 years. (Họ đã sống ở đây được 3 năm rồi.)

– “Me, him, her, us, them” có thể là tân ngữ trực tiếp của động từ.

Ví dụ:  These flowers are really nice. Tom likes them. (Những bông hoa này thật đẹp. Tom thích chúng)

– “Me, him, her, us, them” có thể là tân ngữ gián tiếp của động từ.

Ví dụ: Kate gives some money. (Kate đưa cho tôi ít tiền.)

Hoặc tân ngữ của giới từ:

Ví dụ:  We could do it without them. (Không có họ chúng tôi cũng có thể làm được việc đó).

 

2.2. Đại từ bất định (Indefinite pronouns)

• Gồm:

Nhóm kết hợp với some: something, someone, somebody.
Nhóm kết hợp với any: anything, anyone, anybody.
Nhóm kết hợp với every: everything, everyone, everybody.
Nhóm kết hợp với no: nothing, no one, nobody.
Nhóm độc lập gồm các từ: all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.

• Một số trong các đại từ trên đây cũng có thể được dùng như tính từ. Khi ấy người ta gọi chúng là tính từ bất định (indefinite adjectives). Đó là các từ any, some, every, no, all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.

2.3. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)

• Gồm: mine, yours, hers, his, ours, yours, theirs
• Đại từ sở hữu = tính từ sở hữu + danh từ.

Ví dụ:

This is our room = this is ours. (Đây là phòng của chúng tôi)
You’ve got my pen. Where’s yours? (Bạn vừa cầm bút của tớ. Bút của bạn đâu rồi?)

2.4. Đại từ phản thân (Reflexive pronouns)

• Gồm: myself, yourself, himself, herself, itself, ourselves, yourselves, themselves

Chú ý: “ourselves, yourselves, themselves” là hình thức số nhiều.

Chức năng:

– Làm tân ngữ của động từ khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người:

Ví dụ:

I cut myself. (Tự tôi cắt)
Tom and Ann blamed themselves for the accident. (Tom và Ann đã tự chịu trách nhiệm về vụ tai nạn)

– Được sử dụng như trường hợp trên sau động từ + giới từ:

Ví dụ:

He spoke to himself. (Anh ấy tự nhủ)
Look after yourself. (Hãy tự chăm sóc bản thân)

– Được sử dụng như các đại từ nhấn mạnh danh từ hoặc đại từ:

Ví dụ:  The King himself gave her the medal. (Chính quốc vương đã trao huy chương cho cô ấy)

Chúng thường nhấn mạnh chủ ngữ của câu và được đặt sau nó: Ann herself opened the door. (Tự Ann đã mở cửa)

Khi chúng nhấn mạnh các danh từ khác, chúng được đặt ngay sau danh từ đó: I saw Tom himself. (Tôi đã nhìn thấy đích thị là Tom)

– Được sử dụng như các tân ngữ sau giới từ:

Ví dụ:  I did it by myself. ( Tự tôi đã mua nó )

2.5. Đại từ quan hệ (Relative pronouns)

• Gồm: who, whom, which, that, whose,…
• Chức năng:

Who, that, which làm chủ ngữ:

Ví dụ:  The man who robbed has been arrested. (Người đàn ông ăn trộm đã vừa bị bắt)

– Làm tân ngữ của động từ:

Ví dụ:  The man whom I saw told me to come back today. (Người đàn ông tôi nhìn thấy nói chuyện với bạn hôm nay trở lại)
– Theo sau giới từ:

Ví dụ:  The ladder on which I was standing began to slip. (Chiếc thang khi mà bạn đang đứng đã bắt đầu tuột xuống)
Tuy nhiên, giới từ cũng có thể chuyển xuống cuối mệnh đề:
Ví dụ: The ladder which I was standing on began to slip.

– Hình thức sở hữu (whose + danh từ):

Ví dụ: The film is about a spy whose wife betrays him. (Bộ phim nói về 1 điệp viên, người vợ đã phản bội anh ta).

Chú ý:

when =in/on which

Where = in/at which
Why = for which

Ví dụ:  The day on which they arrived. (Ngày họ đến)

2.6. Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns)

• Gồm: this, that, these, those…
• Tính từ chỉ định (demonstrative adjectives) “this, that” và số nhiều của chúng là “these, those” được dùng trước danh từ nhằm xác định vị trí của danh từ ấy đối với người nói.
Khi những tính từ này được dùng độc lập, không có danh từ theo sau, nó trở thành đại từ chỉ định (demonstrative pronouns).
• Ngoài việc thay thế cho một danh từ, đại từ chỉ định còn cho người nghe khái niệm gần hơn hay xa hơn về thời gian hoặc khoảng cách.

Ví dụ:
Could you give me that book, please? (Làm ơn lấy cho tôi quyển sách đó với?)

2.7. Đại từ nghi vấn (Interrogative pronouns)

• Gồm: who, whom, whose, what, which
• Chức năng:

– Làm chủ ngữ: Who keeps the keys? (Ai đã cầm chùm chìa khóa?)

– Làm tân ngữ của động từ: Who did you see? (Ai đã trông thấy bạn?)

Trên đây là một phần ngữ pháp ôn thi TOEIC, mong rằng nó sẽ giúp bạn có một số điểm Toeic tuyệt vời. Hy vọng bài viết này có thể bổ trợ phần nào kiến thức cho kỳ thi của bạn trở nên thành công và suôn sẻ.

Chúc bạn học toeic online hiệu quả!

 
Leave a comment

Posted by on January 3, 2019 in Uncategorized

 

Toeic reading: Một số cấu trúc khác của câu Đảo ngữ

Với các bạn học Tiếng Anh nói chung và học TOEIC online nói riêng,ngữ pháp luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên thành công. Hôm nay Anh Ngữ MsHoa sẽ chia sẻ với mọi người một trong những chủ điểm ngữ pháp cơ bản  cần nắm vững đó là : Toeic reading: Một số cấu trúc khác của câu Đảo ngữ.  Các bạn cùng theo dõi nhé : 

• In/ Under no circumstances: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không.

Under no circumstances should you lend him the money.

• On no account: Dù bất cứ lý do gì cũng không

On no accout must this switch be touched.

• Only in this way: Chỉ bằng cách này

Only in this way could the problem be solved

• In no way: Không sao có thể

In no way could I agree with you.

• By no means: Hoàn toàn không

By no means does he intend to criticize your idea.

• Negative …, nor + auxiliary + S + V

He had no money, nor did he know anybody from whom he could borrow.

• Khi một mệnh đề mở đầu bằng các thành ngữ chỉ nơi chốn hoặc trật tự thì động từ chính có thể đảo lên chủ ngữ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ trong trường hợp này.

Clause of place/ order + main verb + S (no auxiliary)
In front of the museum is a statue.
First came the ambulance, then came the police.
(Thoạt đầu là xe cứu thương chạy đến, tiếp sau là cảnh sát.)

• Khi một ngữ giới từ làm phó từ chỉ địa điểm hoặc phương hướng đứng ở đầu câu, các nội động từ đặt lên trước chủ ngữ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ trong loại câu này. Nó rất phổ biến trong văn mô tả khi muốn diễn đạt một chủ ngữ không xác định:

Under the tree was lying one of the biggest men I had ever seen.
Directly in front of them stood a great castle.
On the grass sat an enormous frog.
Along the road came a strange procession.

• Tân ngữ mang tính nhấn mạnh cũng có thể đảo lên đầu câu:

Not a single word did he say.

• Các phó từ away ( = off ), down, in, off, out, over, round, up… có thể theo sau là một động từ chuyển động và sau đó là một danh từ làm chủ ngữ:

– Away/down/in/off/out/over/round/up…+ motion verb + noun/noun phrase as a subject.
Away went the runners.
Down fell a dozen of apples…
– Nhưng nếu một đại từ nhân xưng làm chủ ngữ thì động từ phải để sau chủ ngữ:
Away they went.
Round and round it flew.
– Trong tiếng Anh viết (written English) các ngữ giới từ mở đầu bằng các giới từ down, from, in, on, over, out of, round, up… có thể được theo sau ngay bởi động từ chỉ vị trí (crouch, hang, lie, sit, stand…) hoặc các dạng động từ chỉ chuyển động, các động từ như be born/ die/ live và một số dạng động từ khác.
From the rafters hung strings of onions.
In the doorway stood a man with a gun.
On a perch beside him sat a blue parrot.
Over the wall came a shower of stones.
*Chú ý: các ví dụ trên có thể diễn đạt bằng một V-ing mở đầu cho câu và động từ to be đảo lên trên chủ ngữ:
Hanging from the rafters were strings of onion.
Standing in the doorway was a man with a gun.
Sitting on a perch beside him was a blue parrot.

Trên đây là chia sẻ về  Toeic reading: Một số cấu trúc khác của câu Đảo ngữ .  Chúc các bạn luyện thi TOEIC tốt nhé !

 
Leave a comment

Posted by on December 27, 2018 in Uncategorized